Tìm
Trở lại danh sách Đăng bài-----
Xem: 5621|Trả lời: 0

Những người cầu thay : Tác giả: Philip Lyn

[Lấy địa chỉ]
Đăng lúc 19-5-2014 19:54:37 | Xem tất |Chế độ đọc


Lời Nói Đầu
ĐIỀU KHIẾN CHO SỰ DẠY DỖ CủA PHILIP LYN rất hay ấy là ông không những là một giáo sư rất giỏi về Kinh Thánh, mà còn hiểu rất rộng về các vấn đề hiện tại của thế giới. Ông giàu trí tưởng tượng đến độ có thể dùng những câu chuyện của mình cuốn hút thính giả để rồi áp dụng chúng vào nếp sống thuộc linh. Quyển sách nầy điển hình cho phong cách dạy của ông.
Do được quen biết với ông cùng gia đình trong vài năm qua, tôi đã được ưu tiên làm khách thường xuyên tại nhà ông và được phước hạnh lớn lao vì cớ được ở cùng với họ.
Quả thật, Philip là một giáo sư được nhiều người kính trọng. Ông là nguồn nâng đỡ lớn lao cho chức vụ cầu nguyện và cầu thay tại nước chúng tôi và cho riêng cá nhân tôi. Dầu bận rộn với công việc của một vị bác sĩ, một vị trưởng lão và gần đây là một mục sư phụ tá ở tại Hội Thánh S.I.B. (Sidang Injil Borneo) ở Kota Kinabalu, nhưng Philip không hề quên mình cũng đã được gọi để làm một chiến binh cầu nguyện và một người cầu thay.
Quyển sách nầy rất đúng lúc. Nó cung cấp nhận thức thuộc linh về toàn bộ nội dung công tác cầu thay. Tôi chắc chắn nó sẽ giúp các mục sư và các người hướng dẫn nhận ra tầm quan trọng của việc giúp những người cầu thay trong Hội Thánh mình được tiến vào sự đầy trọn của chức vụ, và bởi đó tạo cơ hội cho họ hoạt động kề vai sát cánh với những người được họ cầu thay cho.


Lời Tri Ân
QUYỂN SÁCH NẦY ĐÃ RA ĐỜI từ một cuộc trò chuyện tại Kỳ Hiệp Nguyện Lần Thứ Ba của Những Người Cầu Thay Toàn Quốc Malaysia, năm 1996. Khi chuyển lời trong băng thành chữ trên giấy, tôi biết ơn Knee Chuan và Kwai Yok, hai bạn đồng đức tin nơi Chúa, những người đã không ngần ngại chịu đựng sự ồn ào hằng ngày của giọng nói trong băng của tôi để luôn tận tụy với công việc!
Họ cũng đã giúp đọc và sửa bản in thử, cũng như Aggie Chen, Daniel Ho, và Alana Botin đáng kính. Những vị nầy đã không ngần ngại lọc ra lối văn phạm trẻ con và những lối nói địa phương, dầu vậy mọi lỗi sai trong sách nầy tất nhiên là lỗi của tôi. Chân thành cảm ơn quí vị. “Bạn hữu làm cho thương tích, ấy bởi lòng thành tín!”... (ChCn 27:6).
Rồi đến Michael Chen, người đã hiểu toàn bộ ý của sách nầy để rồi cho nó một tên gọi sinh động, “Terima Kasih” tên gọi rất thân thiết với tôi.
Tôi cũng biết ơn Mục sư Jean Lim, người đã thường xuyên khích lệ tôi viết ra, và đã đem điều kỳ diệu của lời cầu nguyện mạnh mẽ vào đời sống tôi.
Cuối cùng, với Nancy, người vợ yêu dấu luôn cảm thông khi chồng mình cứ mãi làm việc với máy vi tính đến tận khuya, tôi muốn nói rằng: “Cám ơn em yêu dấu!”

Gởi đến những người cầu thay ở Malaysia , những người mà sự xuất hiện của họ báo hiệu sự chấm dứt thời cằn cỗi thuộc linh của xứ sở chúng ta .



Chương 1 - Sự Cầu Thay - Đưa Tương Lai Vào Trong Hiện Tại : NNCT
Những Người Cầu Thay
Tác giả: Philip Lyn


Khẩu hiệu của Thế Vận Hội - “Citius , Altius , Fortius (Nhanh hơn , Cao hơn , Mạnh hơn )”
~ Father Henry Didon , 1920
Bài Học Từ Thế Vận Hội
MỘT TRONG NHỮNG KYŒ LỤC LỚN NHẤT CủA THẾ VẬN HỘI đã được lập tại Thế Vận Hội Mê-xi-cô, năm 1968. Đó là môn thi nhảy xa. Suốt 33 năm kể từ lúc Jesse Owens lập kyœ lục môn nhảy xa vào năm 1935, thì kyœ lục thế giới tăng thêm chỉ là 8 inch: từ 26 feet 8 inch đến 27 feet 4,5 inch (khoảng 8 mét 128 đến 8 mét 331). Tính ra trung bình mỗi năm tăng lên được một phần tư inch (0,635cm); chậm như sên bò.
Rồi đến năm 1968, một người Mỹ gốc Phi mảnh khảnh, cao 6 feet 3 inches, tên là Bob Beamon đã xuất hiện. Bob đã suýt bị loại ở vòng đấu loại vì đã nhảy phạm lỗi hai lần. Nhưng may thay, anh đã lần vào đến vòng chung kết. Anh là người thi thứ tư trong ngày và đã mất nửa phút để trấn tỉnh và dẹp bỏ nỗi bối rối, nhìn chăm chăm vào hố cát trước mặt. Và rồi... anh đã sẵn sàng.
Anh giống như viên đạn ra khỏi nòng súng khi chạy hết tốc lực trên đường chạy đà, dậm vào ván dậm nhảy thật hoàn hảo và bay lên không. Năm 1968, thế giới Tây phương lần đầu tiên đã được xem truyền hình trực tiếp của Thế Vận Hội. Khán giả nói rằng Bob Beamon đã bay trong không khí khoảng 5 feet rưỡi đến 6 feet. Phim chiếu chậm cho cú nhảy nầy cho thấy đầu của Bob đẩy ngược ra sau thành một vòng cung kỳ dị, hai chân anh đạp lia lịa trên không khi anh cố vượt khoảng cách và lấy thăng bằng, hai tay chìa ra một cách vô vọng như để vồ lấy thêm vài inches, miệng há hốc như một chú cá vàng đang hớp nước. Còn đôi mắt... đôi mắt kỳ dị... chỉ còn thấy tròng trắng, còn tròng đen chỉ thấy được ở phần mí mắt dưới, dường như thể đang liếc nhìn vào một thế giới khác.
Dường như anh treo mình ở đó lâu vô tận vậy. Rồi ngay cuối đường nhảy, anh quăng đầu chồm tới đôi chân đang dạng ra trong một vòng cung hầu như không thể có được và đã chạm vào hố cát. Cú giật mạnh đến nỗi anh lập tức bật lên không và văng vào mé bên của hố. Các quan chức đổ xô đến để đo độ dài cú nhảy.
Lần đầu tiên tại Thế Vận Hội ấy, một thiết bị đo lường mới được sử dụng. Nó được gọi là thước đo mắt điện tử, gồm có một miếng kính chạy trên một đường ray ở bên cạnh hố nhảy xa. Nhờ nhìn qua miếng kính ấy, họ có thể thấy vận động viên nhảy bao xa. Kyœ lục thế giới lúc bấy giờ là 27 feet 4,5 inches, và đã mất 33 năm để lên được 8 inches. Vì vậy, thước đo nầy chỉ lên đến 28 feet là tối đa. Không ai lúc bấy giờ mong nhảy được xa hơn 28 feet.
Một Kỷ Lục Quá Xa
Các quan chức đưa thước đo đến tận cuối đường ray và nó đã hụt! Bob Beamon đã nhảy xa hơn 28 feet! Cả sân vận động đột nhiên im lặng. Các quan chức ở đường đua nầy loạn cả lên. Họ chạy quanh để tìm một cuộn thước dây kiểu cũ, và rốt cuộc đã kiếm được sau bao nhiêu là khó khăn. Họ đo ngay khoảng cách, kiểm tra tới, kiểm tra lui trong khi cả vận động trường chờ đợi. Rồi kết quả cuối cùng đã được nhấp nháy trên màn hình cho thế giới nhìn thấy.
Bob Beamon không chỉ nhảy xa hơn 28 feet. Anh đã nhảy một đoạn không thể tin nổi là 29 feet 2,75 inches! Anh đã nâng kyœ lục thế giới lên gần 2 feet chỉ trong vài giây khó tin nầy. Xin nhớ là mất đến 33 năm để nâng kyœ lục lên 8 inches. Đó quả là cú nhảy phi thường.
Khi thấy độ xa được nhấp nháy trên bảng điện tử, Bob đã đứng như trời trồng, một trạng thái mà các bác sĩ gọi là tai biến bị giữ nguyên thế (cataleptic seizure) ... một trạng thái sốc toàn cơ thể. Chân anh sụm xuống và anh sụp xuống đất trong sự không tin hoàn toàn, kêu la không ngừng. Có lẽ vì xem đây là giây phút thiêng liêng, nên các quan chức ở đường chạy không bắt anh rời đường chạy đà mà anh đã ngã xuống đó. Vì vậy, cuộc xuất phát đường chạy 400m đã bị chậm đi 20 phút!
Nhà vô địch nhảy xa người Nga - lúc bấy giờ đang giữ kyœ lục 27 feet 4 inches - đã đến bên Bob Beamon và nói: “So với cú nhảy của anh, hết thảy chúng tôi chỉ là trẻ con.” Lynn Davis, người đoạt huy chương vàng trước đó năm 1964 cũng choáng váng y như vậy. Khi lìa Bob, anh ta nhìn lại Bob Beamon và nói: “Anh đã phá hủy môn nầy!”
Kyœ lục của Beamon đã đứng vững trong 25 năm qua. Cuối cùng, nó chỉ bị phá vào năm 1993 bởi một người Mỹ khác, Mike Powell, người chỉ nhảy xa hơn được thêm 2 inches (5,04cm). Khi được phỏng vấn sau cú nhảy phi thường nầy, Bob Beamon đã nói “Cú nhảy của tôi chắc chắn đã là cú nhảy vượt xa thời điểm của nó.”
Đưa Tương Lai Vào Hiện Tại
Sự cầu thay và phong trào cầu thay cũng giống như vậy. Sự cầu thay nhìn tiên tri thấy một điều nào đó trong một tương lai xa bằng đôi mắt đức tin khi được Đức Thánh Linh bày tỏ. Rồi bởi việc làm của đức tin - gồm có sự khẩn nguyện , nài xin , kiêng ăn , ca ngợi và thờ phượng - nó đưa khải tượng nầy vào thực tế hôm nay . Nó giống như một phụ lưu sống còn kia, đổ vào dòng sông tiên tri, cung cấp cho dòng sông chất liệu và sức mạnh để đi ra được ngoài biển tại điểm đã định. Theo ý nghĩa nầy, sự cầu thay là một phần của dòng suối tiên tri.



Phòng tối|Kinh thánh mp3. ISOM mp3, Nhạc thánh mp3 Liên lạc: mail: votong55@gmail.com. Zalo: 0362 222 482

GMT+8, 23-4-2025 08:40 PM

nguonsusong.com - Tin lành

Trả lời nhanh Lên trên Trở lại danh sách